Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga “vờn” Ukraine đến bao giờ?
Nga đang chủ động trong vấn đề Ukraine và có quyền dẫn dắt “cuộc chơi” theo chủ đích của mình.

 


Ai can thiệp vào Ukraine

 

Theo báo chí phương Tây, Nga đang ngày càng công khai trong việc sẵn sàng sử dụng binh lính của mình ở miền Đông Ukraine. Tuy không có bằng chứng rõ ràng về điều này, song phương Tây luôn cáo buộc Nga “lén lút” can thiệp vào quốc gia láng giềng. Những cáo buộc hầu như chỉ dựa trên kết luận mang tính suy diễn và thông tin từ phía Kiev.

 


Những tay súng “lịch thiệp” tại Crimea tháng 3/2014

 

Những sự kiện được dẫn ra như ngày 14/8, Chính phủ Ukraine cho biết họ đã phá hủy một đoàn xe quân sự chở đạn dược của Nga. Ngày 21/8, hình ảnh vệ tinh của NATO cho thấy các đơn vị quân đội Nga đang di chuyển với pháo tự hành tại Krasnodan trên con đường giữa Donetsk và Luhansk. Vào khoảng 25-26/8, các đội quân thiết giáp của Nga đã tràn qua biên giới gần Amvrosiyivka, trên con đường dẫn tới Donetsk, và trên bờ biển tại Novoaszovsk.

 

Dựa trên thông tin này và kết quả giao chiến, báo chí phương Tây tiếp tục suy luận từ lúc đó trở đi, sự có mặt của binh lính Nga trên thực địa là rất rõ ràng. Hồi mùa hè, quân đội Ukraine đã dần tiến bộ trong việc chống lại quân nổi dậy không chính quy nhưng giờ lại đang bị đánh cho tan tác bởi những lực lượng còn chuyên nghiệp hơn (ám chỉ Nga).

 

Kết quả là ngày 3/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, dù mới chỉ vài ngày trước công khai phản đối, đã tuyên bố đồng ý với các điều khoản cho một “thỏa thuận ngừng bắn lâu dài” do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất.

 

Phía Nga tuy luôn tuyên bố đây là cuộc khủng hoảng, là cuộc chiến của nội bộ Ukraine song chính ông Putin khi đó đã ngay lập tức đưa ra một kế hoạch để chấm dứt chiến sự. Kết quả là ngày 5/9, Nhóm Tiếp xúc Ba bên về Ukraine, trong đó bao gồm các phái viên từ Kiev, Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã có cuộc hợp ở Minsk, Belarus.

 


Các tay súng nổi dậy tại Lugansk, miền Đông Ukraine

 

Kế hoạch của ông Putin đòi hỏi các lực lượng vũ trang Ukraine phải rút khỏi các khu vực giao tranh tại miền Đông đất nước, thiết lập một cơ sở cho việc đàm phán về mức độ tự trị cho vùng Donbass. Theo giới phân tích phương Tây, Nga cố tình đề cập đến “quyền tự trị” nhằm tỏ ý một phần lớn của Ukraine đang nằm dưới ảnh hưởng của nước Nga.

 

Theo thông tin từ phía Ukraine, lực lượng nổi dậy ở miền Đông được khoảng 1.600 binh lính Nga với trang bị vũ khí hạng nặng tối tân và các khẩu đội pháo phòng không hỗ trợ đã chiếm lại vài thị trấn gần Donetsk và Luhansk mà binh lính Ukraine đã từng chiếm giữ. Sân bay Luhansk, trước đó là đầu cầu sống còn đối với các lực lượng chính phủ, giờ đã trở về tay quân nổi dậy. Sân bay Donetsk, mà lực lượng Ukraine đã kiểm soát trong phần lớn cuộc xung đột kéo dài 5 tháng, giờ rất có thể sẽ thất thủ.

 

Ngày 27/8, quân nổi dậy đã khiến các lực lượng Ukraine phải tháo chạy từ thị trấn biên giới Novoazovsk. Các quan chức Kiev cho biết cuộc tấn công bắt nguồn từ phía lãnh thổ của Nga, song Kremlin phủ nhận những cáo buộc này.

 

Trứng chọi đá

 

Theo đánh giá của giới phân tích, quân đội Ukraine không phải là đối thủ của một lực lượng được trang bị nhiều vũ khí và huấn luyện bài bản. Trong hai thập kỷ từ khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới để đổi lấy các đảm bảo an ninh từ Nga, Mỹ và Anh, nước này đã chi quá ít vào quốc phòng để có thể duy trì một lực lượng chiến đấu hiệu quả.

 

Theo báo chí Anh, khi binh lính Nga tiến vào Crimea hồi tháng 3/2014, Bộ trưởng Quốc phòng đã nói trước Quốc hội rằng Ukraine chỉ có thể đưa ra chiến trường 6000 lính bộ binh sẵn sàng chiến đấu. Mặc dù con số này hiện đã tăng lên, Ukraine cũng quay trở lại chế độ nghĩa vụ quân sự, song đó chỉ là một lực lượng non kinh nghiệm với vũ khí lạc hậu có từ thời Liên Xô. Quân đội Ukraine hiện thiếu các nguồn tiếp tế cơ bản, kể cả áo giáp và các bộ dụng cụ cứu thương.

 

Ngoài vũ khí lạc hậu, thông tin liên lạc yếu kém giữa quân đội chính quy Ukraine và các lực lượng dân quân tự nguyện cũng là vấn đề lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến vài đơn vị bị mắc kẹt tại thị trấn Iloviask cách Donetsk không xa. Kết quả là, khoảng 700 binh lính Ukraine đã bị bắt làm tù binh.

 


Binh sĩ Ukraine tác chiến tại miền Đông

 

Trong khi đó, bộ máy quân sự của Ukraine bị suy yếu do tình trạng tham nhũng tràn lan và lạm dụng “ô dù” để nâng đỡ người quen. Không những thế, dư luận còn xì xào về một “lực lượng chống phá bí mật” ngay bên trong Bộ Quốc phòng Ukraine do hiện vẫn còn nhiều quan chức từ thời Viktor Yanukovych.

 

Ông Leonid Polyakov, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trong chính quyền lâm thời Ukraine, cho rằng Ukraine có đủ nhân lực, thiết giáp, pháo binh và vũ khí hạng nhẹ để tự vệ. Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận hiện Quân đội Ukraine thiếu trầm trọng thông tin liên lạc an toàn, sức mạnh không quân và tình báo trên không.

 

Giới phân tích cũng nhận định việc phải đối mặt với các lực lượng Nga mới được hiện đại hóa và huấn luyện bài bản như Sư đoàn Không vận số 76 tinh nhuệ mà có vẻ như là mũi nhọn trong tác chiến gần đây, người Ukraine đang “lấy trứng chọi đá”.

 

Quân đội Ukraine thậm chí còn phải dựa vào các khoản quyên góp dân sự để mua sắm tư trang, từ túi ngủ cách nhiệt cho đến các bộ dụng cụ sơ cứu do các tình nguyện viên lắp ráp trong các nhà kho tại Kiev trước khi được chuyên chở ra chiến trường.

 

Một tổ chức dân sự có tên là “Đôi cánh Phượng hoàng”, thậm chí còn quyên tiền để mua máy bay không người lái và tân trang các loại máy bay cũ. Ngày 30/8, nhóm này đã ăn mừng chuyến cất cánh của chiếc máy bay đầu tiên do họ đỡ đầu, một chiếc Antonov AN-26 động cơ cánh quạt. Nhưng đáng tiếc, dù được trang hoàng đẹp đẽ, song chiếc An-26 này đã có từ năm 1979.

 


Trực thăng Mi-8 và xe bọc thép chở quân của Quân đội Ukraine

 

Trên các chiến tuyến, hầu hết những cuộc giao tranh ác liệt nhất đều rơi vào những sư đoàn tình nguyện. Những nhóm vũ trang này có tinh thần chiến đấu tốt nhưng lại không chịu sự chi phối từ Kiev. Họ tự mua vũ khí và các nhu yếu phẩm. Trên danh nghĩa các nhóm này được hợp nhất vào đội Vệ binh quốc gia Ukraine nhưng không ai có thể biết mục đích thực sự của họ là gì, đặc biệt là lãnh đạo của các nhóm vũ trang.

 

Có những dự đoán rằng các chỉ huy tiểu đoàn vũ trang với những mưu đồ về quyền lực chính trị sẽ ra ứng cử trong cuộc bầu cử vào ngày 26/10 tới. Giới chuyên gia đánh giá những đơn vị vũ trang này rất có uy tín trong xã hội Ukraine. Sự “cứng đầu” từ những chỉ huy này nếu họ có chân trong nghị viện cộng với sự bất hợp tác từ Chính phủ (hiện nay là Thủ tướng Arsenyi Yatsenyuk) sẽ khiến Tổng thống Poroshenko mắc kẹt với thỏa thuận hòa bình hiện nay.

 

Cảnh báo từ Putin

 

Báo chí phương Tây đã cho loan truyền thông tin rằng trong một cuộc điện đàm với José Manuel Barroso, vị chủ tịch sắp mãn nhiệm của Ủy ban châu Âu, ngày 29/8, Tổng thống Nga Putin đã nói rằng các lực lượng của ông có thể chiếm Kiev chỉ trong vòng hai tuần. Nga đã bác bỏ thông tin này và giải thích rằng lời nói của ông Putin đã bị tách ra khỏi ngữ cảnh.

 

Giới phân tích cho rằng ông Putin vẫn muốn ép ông Poroshenko vào một thỏa thuận theo các điều khoản của Nga càng nhanh càng tốt, trong đó yêu cầu chính là hạn chế sự mở rộng của các thể chế chính trị-quân sự phương Tây tới sát biên giới phía Tây của Nga.

 


Tổng thống Nga Putin trong lần thị sát diễn tập của lực lượng hạt nhân

 

Theo thông tin từ The Economist, các chuyên gia và các cựu quan chức Mỹ và Nga đã âm thầm tiến hành một cuộc gặp trên một hòn đảo của Phần Lan vào tháng trước. Họ đã thảo ra một kế hoạch ban đầu gồm 24 điểm thảo luận.

 

Ông Andrew Weiss đến từ Carnegie Endowment tại Washington, người giữ vai trò là đồng chủ tịch cuộc họp ở Phần Lan, cho rằng nếu có thể đạt được thỏa thuận, thì sự hiện diện của các lực lượng dân quân với các mức độ độc lập và tính tàn bạo khác nhau tại cả hai phía sẽ khiến bất kỳ dàn xếp cuối cùng nào cũng đều khó thực thi.

 

Trong hoàn cảnh đó, Nga có thể sẽ hài lòng hoặc với một thỏa thuận công nhận những giới hạn đỏ như ngăn Ukraine gia nhập NATO. Nga thậm chí có khả năng duy trì một “cuộc xung đột đóng băng” như tại Abkhazia và Nam Ossetia sau cuộc chiến tranh năm 2008 tại Gruzia.

 

Giới phân tích cho rằng phương Tây đang chơi theo các quy tắc do ông Putin đặt ra và phản ứng trước các hành động của Putin. Đây chính là yếu tố “nguy hiểm” và khó lường.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Rộ tin đồn Triều Tiên chuẩn bị một cú ‘thoát Trung’ ngoạn mục (12-10-2014)
    Thổ Nhĩ Kỳ quay sang thân Nga vì đã chán Mỹ (12-10-2014)
    “Thất lễ”, Tổng thống Ukraine bị ghẻ lạnh (12-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Cháy nhà hai đầu  (12-10-2014)
    Nga giành thế thắng trước Mỹ?  (12-10-2014)
    Vì sao tặng giải Nobel Hòa bình cho trẻ em? (11-10-2014)
    Nga: Hiện đại hóa quân sự chỉ còn là... giấc mơ? (11-10-2014)
    Lần trở lại của ông Nicolas Sarkozy (11-10-2014)
    Nga-Mỹ-Trung Quốc: Nhà cung cấp vũ khí chính cho…IS (10-10-2014)
    Hàn Quốc bắn chết thuyền trưởng tàu Trung Quốc (10-10-2014)
    Có Mỹ bảo trợ, Nhật 'mài kiếm' phòng Trung Quốc (10-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Bắc Kinh run sợ (10-10-2014)
    Phục hưng nước Nga: Thực tế chứng minh ngược (10-10-2014)
    Ukraine sắp rơi vào chiến tranh toàn diện? (09-10-2014)
    Rạn nứt với Mỹ, Israel "đi đêm" với Trung Quốc (09-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Mây đen bao phủ biên giới (09-10-2014)
    EU “vỡ trận” tan tác trước Nga (09-10-2014)
    Làm sao ISIS có thể kiếm một triệu USD mỗi ngày? (08-10-2014)
    Ba Lan lớn tiếng cảnh báo trừng phạt Nga (08-10-2014)
    Vì sao NATO muốn làm lành với Nga? (08-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153123715.